Quan niệm tại Việt Nam Phản động

Nhãn cảnh báo cấm truy cập những trang web phản động, đồi trụy ở một quán cà phê internet ở Việt Nam

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam, phản động biểu hiện ở những việc làm chống lại các phong trào cách mạng, dân chủ và giải phóng dân tộc; hăm doạ, săn lùng và đàn áp các tổ chức và cá nhân hoạt động chính trị tích cực, đàn áp nhân dân lao động, cổ xuý tệ nạn phân biệt chủng tộc, nhen nhóm và khích lệ chủ nghĩa dân tộc cực đoan, chủ nghĩa chống cộng.[7] Tuy nhiên Đảng Cộng sản Việt Nam cũng từng dùng từ "phản động" để lên án những ai có những hoạt động gây rối, làm mất an ninh, ảnh hưởng tới sự phát triển của dân tộc Việt Nam, kể cả khi đó cũng là một Đảng Cộng sản. Ví dụ Việt Nam từng gọi Đảng Cộng sản Trung Quốc[8]Khmer Đỏ[9] là "phản động" khi Trung Quốc phát động chiến tranh tấn công Việt Nam vào năm 1979, tuy đây cũng là Đảng Cộng sản như họ, lý do là theo họ thì các Đảng kia đã phản bội lý tưởng cộng sản theo đuổi chủ nghĩa dân tộc (đi ngược chủ nghĩa quốc tế vô sản) hay chủ nghĩa tư bản[10].

Một thời rất nhiều các sản phẩm văn hoá bị Nhà nước coi là phản động, như truyện chưởng, văn chương lãng mạn, phim ảnh khiêu dâm - thị trường, nhạc vàng lãng mạn, sách báo tuyên truyền mê tín, bói toán, phong thủy... (Từ điển Văn học bộ cũ, Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, tập II, 1984)

Theo giáo sư Carlyle Thayer - người chuyên nghiên cứu về Việt Nam, các nhân vật bất đồng chính kiến ​​hoạt động chống Nhà nước Việt Nam là đối tượng bị trấn áp nếu họ vượt qua lằn ranh đỏ như tiếp xúc với các nhóm người Việt chống cộng ở hải ngoại, đặc biệt là các nhóm hoạt động chính trị như Việt Tân mà chế độ coi là phản động. Bộ Công an kết luận rằng những nhân vật bất đồng chính kiến ​​là một bộ phận của "âm mưu diễn biến hòa bình", theo đó các lực lượng thù địch bên ngoài liên kết với các nhóm phản động trong nước để lật đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.[11]